Các sản phẩm gia dụng được làm từ nhựa như hộp lọ, chai nước,... mà bạn thường sử dụng không phải đều giống nhau. Chúng có sự khác biệt quan trọng nằm ở mức độ độc hại của những loại nhựa cấu tạo nên chúng. Mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng con số hoặc chữ cái, thường nằm giữa một hình tam giác với những mũi tên. Bạn có thể tìm thấy các ký hiệu này trên vỏ hoặc ở dưới đáy của sản phẩm nhựa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về những ký hiệu PET trên chai nhựa nhé!
Tìm hiểu tổng quan về một số loại nhựa hiện nay
Nhựa là một loại vật liệu nhân tạo được tạo ra từ quá trình tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Chất liệu này được sử dụng để sản xuất đồ chơi, đồ gia dụng, chai lọ,... Với tính chất nhẹ nhàng và chắc chắn, nhựa có thể được “thổi” thành nhiều hình thù và độ dày khác nhau.
Theo Hiệp hội Công nghiệp Nhựa của Hoa Kỳ, hiện tại trên thị trường đang lưu hành 06 loại nhựa phổ biến, được phân thành 02 nhóm chính như sau:
- Nhóm nhựa an toàn: PET (PETE), HDPE, LDPE và PP.
- Nhóm nhựa không an toàn: V hoặc PVC, PC, PS và các loại nhựa khác.
- Nhóm nhựa không an toàn: V hoặc PVC, PC, PS và các loại nhựa khác.
Ý nghĩa các ký hiệu PET trên chai nhựa
Các loại nhựa an toàn có thể xác định được bằng mã số nhựa in trên sản phẩm. Các mã số nhựa này căn cứ theo tiêu chuẩn ASTM D7611 của Hiệp hội Công nghiệp Nhựa Hoa Kỳ và đã được áp dụng toàn thế giới. Vậy nhựa an toàn được ký hiệu như thế nào?
Số 1 – PET (PETE)
Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) là một trong những loại nhựa sử dụng rất phổ biến cho các loại sản phẩm gia dụng, như chai nước ngọt, nước khoáng, bia và bao bì đóng gói.
Đây là kí hiệu dùng để chỉ loại nhựa sử dụng một lần duy nhất, nên nếu dùng tái sử dụng có thể gia tăng nguy cơ thôi nhiễm thành phần kim loại nặng và hóa chất độc hại cấu tạo nên chúng. Các chất này sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng hormon trong cơ thể.
Nhựa PET khó làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng cực kỳ thấp (chỉ khoảng 20%). Vì vậy, bạn nên vứt chúng ngay khi dùng xong.
Số 2 – HDP (HDPE)
HDPE (HDP) được đánh giá là một trong những dòng nhựa an toàn với sức khỏe người tiêu dùng. Nhựa HDPE được sử dụng để bảo quản các sản phẩm yêu cầu cao về độ an toàn. Chẳng hạn như: Lọ thuốc, bình sữa trẻ em, chai/lọ đựng mỹ phẩm hay đựng thực phẩm.
Nhựa HDPE sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như: Khả năng chịu va đập tốt, độ bền cao, ít bị trầy xước hay biến dạng. Ngoài ra, loại nhựa này cũng có khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 120 độ C trong khoảng thời gian ngắn và thời gian dài hơn khi ở 110 độ C. Đặc biệt, nhựa HDPE trơ về mặt hóa học và không bị ảnh hưởng bởi những tác động từ môi trường, không tiết ra chất độc hại.
Số 3 – PVC (3V)
PVC là loại nhựa dẻo và mềm, được sử dụng trong sản xuất bao bì đựng thực phẩm trong suốt, đồ chơi, chai đựng dầu ăn và nhiều sản phẩm khác. PVC khá thông dụng nhưng chúng có chứa 02 loại hóa chất độc hại, có thể ảnh hưởng đến hormon cơ thể. Chất này có thể giải phóng các chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ đựng thực phẩm hay đồ uống dưới 81 độ C.
Số 4 – LDPE
Nhựa LDPE là loại nhựa an toàn với đặc tính mềm, dẻo. LDPE thường được sử dụng trong sản xuất hộp đựng thực phẩm, giấy gói thực phẩm, túi nhựa dùng 1 lần. Ngoài ra, loại nhựa này cũng được dùng để làm thảm, quần áo,...
Tương tự như nhựa HDPE, LDPE trơ về mặt hóa học nhưng khả năng chịu nhiệt kém và khả năng tái chế cũng không cao. Vì vậy, loại nhựa này được sử dụng chủ yếu để sản xuất các loại sản phẩm dùng một lần.
Số 5 – PP
PP (Polypropylene) là loại nhựa có màu trắng hoặc gần như trong suốt, được sử dụng để làm cốc đựng sữa chua, cốc cafe hoặc siro. Chất này nhẹ và bền, chịu được nhiệt độ khoảng 167 độ C nên có thể dùng trong lò vi sóng. PP còn có khả năng chống ẩm và chất nhờn rất tốt.
Số 6 – PS
PS (Polystyrene) là loại nhựa nhẹ, giá rẻ nên có thể dễ dàng tìm thấy trên nhiều vỏ sản phẩm như: Hộp đựng thức ăn nhanh, dao/dĩa/thìa dùng 1 lần, cốc uống nước, hộp đựng trứng. Dù chúng có khả năng chịu lạnh và chịu nhiệt đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao (lò vi sóng) chúng có thể giải phóng ra các chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được sử dụng để đựng các chất có tính acid mạnh hay tính kiềm mạnh. Do đó, loại nhựa này không được dùng để đựng thức ăn, đồ uống lâu dài.
Số 7 – PC hoặc không có kí hiệu
Loại nhựa PC có thể được dùng để sản xuất can nước, thùng nước với dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm bảo quản thức ăn. Đây là loại nhựa nguy hiểm, dễ sản sinh ra các chất gây ung thư, vô sinh.
Trên đây, Nhựa Hà Châu đã chia sẻ một số thông tin giúp bạn đọc giải mã những ký hiệu PET trên chai nhựa được sử dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng, nội dung bài viết có thể giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm nhựa và hiểu được ký hiệu của các loại nhựa để sử dụng chúng đúng cách nhé!
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX & TM NHỰA HÀ CHÂU
Địa chỉ: A3/3C Đường Công Nghệ Mới, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Email: nhuahachau@gmail.com
Hotline: 0962650791 Mr. Tính
Website: www.chainhuapet.com
Địa chỉ: A3/3C Đường Công Nghệ Mới, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Email: nhuahachau@gmail.com
Hotline: 0962650791 Mr. Tính
Website: www.chainhuapet.com
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Địa chỉ cung cấp chai nhựa Pet 500ml giá sỉ (17.10.2024)
- Chai nhựa PET trung bình mất bao lâu để phân hủy? (26.09.2024)
- Chai nhựa PET có tái sử dụng được không? (20.09.2024)
- Các tiêu chí khi lựa chọn lựa chọn công ty sản xuất chai nhựa PET đựng dầu ăn? (19.01.2024)
- Nhận sản xuất, thiết kế chai nhựa pet theo yêu cầu với số lượng lớn (16.01.2024)
- Nhựa PET là gì? Tính an toàn của nhựa PET cho sức khoẻ (12.01.2024)
- Chai nhựa Pet là gì? Quy trình sản xuất chai nhựa Pet và Cách phân biệt ký hiệu các loại nhựa (08.01.2024)
- Nên chọn chai nhựa hay chai thuỷ tinh để đựng nước ép, trà sữa (05.01.2024)
- Làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở miền Tây (07.12.2022)
- Đề xuất xây 3 trạm dừng trên cao tốc dài nhất miền Tây (07.12.2022)