Ô nhiễm môi trường vì nhựa
Người ta ước tính đến năm 2021, con người sẽ sử dụng tới nửa nghìn tỷ chai nhựa mỗi năm. Tiêu thụ và sản xuất các loại nhựa sử dụng một lần là vấn đề không thể kiểm soát, với hơn 8 triệu tấn nhựa nhập thải ra các đại dương trên thế giới mỗi năm. Vấn đề ngày càng tăng này đe dọa các hệ sinh thái của trái đất, làm biến đổi môi trường sống tự nhiên và làm hại động vật hoang dã. Các chính phủ và công ty trên toàn thế giới đang nỗ lực giải quyết vì vấn đề này ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Trong một động thái gần đây nhằm ngăn chặn chất thải nhựa, EU đã đưa ra một nỗ lực để đảm bảo rằng tất cả các bao bì trên khắp châu Âu có thể tái sử dụng hoặc tái chế được vào năm 2030.
Quyết định này nóng lên khi Trung Quốc quyết định cấm nhập khẩu các vật liệu có thể tái chế ở nước ngoài. Đứng trước khả năng rằng chất dẻo có thể tăng lên, các quan chức EU đang tìm kiếm cách để giảm sự ô nhiễm chất thải và chất thải nhựa nói chung. Là một phần của phong trào này, Brussels đã đưa ra một chiến lược về nhựa với khoản đầu tư 350 triệu Euro (310 triệu bảng Anh) để nghiên cứu về chất dẻo.
Ông Frans Timmermans, Phó chủ tịch ủy ban Brussels, mô tả những ảnh hưởng gây hại của những chất dẻo này trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian: "các loại nhựa sử dụng một lần chỉ mất 5 giây để sản xuất, bạn sử dụng nó trong năm phút và mất 500 năm để phân hủy một lần nữa. "
Một thế giới không sử dụng nhựa
Việc giảm thiểu sử dụng chất dẻo một lần đã trở thành một sáng kiến toàn cầu. Ví dụ, chuỗi thức ăn Châu Á Wagamama đã tuyên bố rằng bắt đầu vào Ngày Trái đất, ngày 22 tháng 4, họ sẽ không còn cung cấp ống hút nhựa nữa. Thay vào đó, họ sẽ cung cấp giấy thay thế có thể phân hủy sinh học theo yêu cầu. Thêm nữa, chuỗi siêu thị của Anh tại Băng-cốc đã thông báo rằng vào cuối năm 2023, họ sẽ giảm mạnh hoặc loại bỏ hoàn toàn bao bì nhựa được sử dụng với các sản phẩm mang nhãn hiệu của họ.
Và trong tháng 12, gần 200 quốc gia đã cam kết thực hiện những giải pháp của Liên Hợp Quốc đưa nhằm loại bỏ ô nhiễm nhựa ở đại dương.
Timmermans nói với trang The Guardian: "Nếu chúng ta không có bất kỳ động tĩnh nào về vấn đề này, 50 năm nữa chúng ta sẽ có nhiều chất dẻo hơn trong những con cá ở các đại dương”. Khi nói về việc sử dụng các loại nhựa sử dụng một lần, ông cho biết thêm: "Có thực sự giải quyết được vấn đề này hay không đó là do tâm lý của mỗi con người. Người tiêu dùng đã quen với một số sản phẩm mà họ đã sử dụng lâu năm, vì vậy, không thể không sử dụng chất dẻo là một điều tương đối khó khăn với họ. Chắc chắn sẽ phải mất một khoảng thời gian tương đối để họ làm quen với một chất liệu khác.”
Ông Timmermans chia sẻ rằng: "Một trong những thách thức mà chúng ta phải đối mặt là giải thích cho người tiêu dùng rằng có một vài lựa chọn về màu sắc của chai mà bạn có thể mua sẽ còn hạn chế hơn trước. Nhưng tôi chắc chắn rằng nếu mọi người hiểu nếu không thể mua chai màu xanh lá cây sống động, sẽ có một màu khác thay thế, nhưng nó có thể được tái chế, mọi người sẽ bị hấp dẫn bởi điều này."
Là một phần của nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm biển, EU đang đánh giá cách thức mà các loại nhựa sử dụng một lần có thể bị đánh thuế. Thậm chí đã có những gợi ý rằng, về sau, đây có thể là một hình thức hỗ trợ ngân sách quan trọng.
Những nỗ lực khác nhau để giảm và loại bỏ ô nhiễm nhựa vẫn còn trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, các sáng kiến như vậy và khả năng truyền cảm hứng cho hành động xa hơn là rất cần thiết trong việc làm sạch đại dương của chúng ta và ngăn ngừa một tương lai trong đó trái đất chỉ là một bãi chôn lấp phế thải.
- Bảo vệ môi trường từ tái chế rác thải trong trường học (20.01.2018)
- Cho bắp ngô vào lõi ống nhựa, chỉ thoáng chốc người ta thu được cả xô cá béo (20.01.2018)
- Nghệ An: Nguy cơ cháy nổ từ “làng phế liệu” (20.01.2018)
- Những chai nhựa đồ bỏ có thể cứu sống mạng người (20.01.2018)
- Chai nhựa bỏ đi trở thành… “gạch” xây nhà? (20.01.2018)