Đề xuất trên được nêu trong tờ trình của UBND TP HCM về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tại kỳ họp thứ 8 HĐND thành phố, diễn ra trong ba ngày 7-9/12. Động thái này của chính quyền thành phố nhằm phân bổ lại nguồn vốn hạn hẹp trong bối cảnh nhu cầu vốn của các dự án đầu tư công lớn.
Theo đó, 11 trong 17 dự án được đề xuất tạm dừng nằm trên địa bàn TP Thủ Đức, còn lại là huyện Hóc Môn (3), Tân Phú (2), Bình Thạnh (1). Hầu hết dự án này mới được ghi vốn cho giai đoạn 2021-2025 nhưng chưa được bố trí tiền. Chủ đầu tư chủ động đề xuất tạm ngưng và sẽ tiếp tục xin bố trí vốn giai đoạn sau hoặc khi tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư, bồi thường giải phóng mặt bằng...
Các dự án có vốn trên 100 tỷ được tạm ngưng, gồm: mở rộng đường Đỗ Xuân Hợp; cầu vượt trước bến xe miền Đông mới; Bồi thường giải phóng mặt bằng và làm đường Nguyễn Duy Trinh (đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Xây dựng). Còn lại là các dự án nhỏ, phần lớn là trường học.
Cùng với đó, UBND thành phố đề xuất giảm 690 tỷ đồng vốn của 474 dự án dùng vốn ngân sách thành phố và giảm hơn 3.970 tỷ đồng của 90 dự án do nhu cầu vốn hoàn thành công trình thấp hơn vốn trung hạn đã đăng ký (trong đó có 4 dự án ODA).
Đổi lại, UBND muốn được duyệt tăng 640 tỷ đồng tiền vốn cho 351 dự án và bổ sung 21 tỷ đồng vốn để xây dựng nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư là Cầu Thủ Thiêm 4; cầu Cần Giờ; đường Vành Đai 4; và xây đường Liên Cảng Cát Lái - Phú Hữu.
Chính quyền thành phố cũng dự kiến bố trí vốn để điều chỉnh tăng, bổ sung kế hoạch đầu tư công cho các dự án cấp bách. Cụ thể là hơn 2.170 tỷ đồng cho 6 dự án thuộc quận, huyện; và 6.650 tỷ đồng vốn để cân đối cho dự án Nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) qua quận Bình Thạnh và quận Gò Vấp.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công là nội dung trọng tâm trong gần 30 tờ trình được HĐND TP HCM xem xét kỳ họp này. Trước kỳ họp, 24 tổ đại biểu HĐND đã tiếp xúc 6.000 cử tri và ghi nhận 179 kiến nghị. Theo đó, nhiều người dân kiến nghị UBND TP HCM giải quyết các dự án kéo dài hàng thập kỷ, đề nghị xoá bỏ nếu không cấp thiết, ví dụ như dự án Sing Việt kéo dài hơn 25 năm; dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng đã làm 10 năm nhưng hiện ngưng thi công; Cầu Long Đại phường Long Phước hơn 10 năm chưa xong...
Kỳ họp thứ 8 HĐND TP HCM khoá X diễn ra trong ba ngày. Ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu sẽ nghe báo cáo về kinh tế - xã hội năm 2022, nhiệm vụ năm tới; thu, chi ngân sách; dự án thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất... Thường trực HĐND thành phố báo cáo kết quả giám sát chuyên đề thực hiện Nghị quyết 131/2020 về tổ chức chính quyền đô thị.
Phần lớn thời lượng của ngày làm việc thứ hai dành cho phiên chất vấn Chủ tịch UBND Phan Văn Mãi, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ và Chủ tịch UBND quận 6 Lê Thị Thanh Thảo. Ngày cuối, các đại biểu sẽ thông qua khoảng 30 nghị quyết và biểu quyết bầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng làm Uỷ viên UBND TP HCM.
Thu Hằng
- Tìm hiểu về các ký hiệu PET trên chai nhựa (01.10.2024)
- Chai nhựa PET trung bình mất bao lâu để phân hủy? (26.09.2024)
- Chai nhựa PET có tái sử dụng được không? (20.09.2024)
- Các tiêu chí khi lựa chọn lựa chọn công ty sản xuất chai nhựa PET đựng dầu ăn? (19.01.2024)
- Nhận sản xuất, thiết kế chai nhựa pet theo yêu cầu với số lượng lớn (16.01.2024)
- Nhựa PET là gì? Tính an toàn của nhựa PET cho sức khoẻ (12.01.2024)
- Chai nhựa Pet là gì? Quy trình sản xuất chai nhựa Pet và Cách phân biệt ký hiệu các loại nhựa (08.01.2024)
- Nên chọn chai nhựa hay chai thuỷ tinh để đựng nước ép, trà sữa (05.01.2024)
- Làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở miền Tây (07.12.2022)
- Đề xuất xây 3 trạm dừng trên cao tốc dài nhất miền Tây (07.12.2022)