Chai nhựa xuất hiện được xem là một cuộc cách mạng hóa giúp cuộc sống của chúng ta có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, đồng thời đặt ra một vấn đề lớn. Cụ thể, chúng ta phải làm gì với những sản phẩm bằng nhựa sau khi đã sử dụng xong? Thực tế, nhựa có ở khắp mọi nơi với tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm, hàng trăm năm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này nhé!
Tổng quan tình trạng rác thải nhựa hiện nay
Rác thải nhựa có thể phát sinh từ nguồn, đặc biệt là sinh hoạt hằng ngày của chúng ta:
- Từ những khu dân cư, siêu thị, chợ.
- Từ những hoạt động kinh doanh, sản xuất, xây dựng.
- Từ các khu du lịch và dịch vụ.
- Rác thải nhựa từ cơ sở y tế, bệnh viện.
Theo thống kê, hằng năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn được đổ xuống đại dương. Đồng thời, theo các báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải nhựa trung bình mỗi năm có thể bao quanh trái đất 4 lần.
- Từ những hoạt động kinh doanh, sản xuất, xây dựng.
- Từ các khu du lịch và dịch vụ.
- Rác thải nhựa từ cơ sở y tế, bệnh viện.
Theo thống kê, hằng năm thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn được đổ xuống đại dương. Đồng thời, theo các báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải nhựa trung bình mỗi năm có thể bao quanh trái đất 4 lần.
Và dựa vào những kết quả nghiên cứu của Đại học Georgia (UGA), Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có lượng rác thải nhựa xả xuống đại dương lớn nhất thế giới (khoảng 2 triệu tấn/năm).
Căn cứ vào mức độ sử dụng những sản phẩm được làm từ nhựa hiện nay, một số chuyên gia cho rằng sẽ có đến 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp ở các bãi rác hoặc đổ xuống đáy biển, làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến hệ sinh thái nghiêm trọng. Đây cũng chính là vấn đề “nhức nhối” nhất hiện nay của toàn xã hội.
Nhựa PET có phân hủy được không?
Trước khi bàn luận về quá phân hủy của nhựa, chúng ta cần tìm hiểu về "phân hủy sinh học" là gì. Sự phân hủy sinh học đề cập đến những chất liệu có thể bị các sinh vật tự nhiên phân hủy thành hợp chất cơ bản như Carbon dioxide và nước. Tuy nhiên, thực tế thì hầu hết các loại nhựa mà chúng ta đang sử dụng đều không thể phân hủy sinh học, tức là chúng không thể bị phân hủy bởi những quá trình sinh học trong tự nhiên.
Nhựa phân hủy sinh học xuất hiện trên thế giới khá lâu nhưng ít được sử dụng rộng rãi. Nhựa phân hủy sinh học được thiết kế nhằm phân hủy nhanh hơn loại nhựa thông thường và có thể bị phân hủy bởi nhiều loại vi sinh vật trong môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, chúng vẫn cần một số điều kiện cụ thể như độ ẩm và nhiệt độ, để phân hủy đúng cách. Ngoài ra, nhựa phân hủy sinh học cũng có thể gây hại cho môi trường vì chúng giải phóng ra các hóa chất độc hại trong quá trình phân hủy.
Chai nhựa PET trung bình mất bao lâu để phân hủy?
Nhựa có thể mất một khoảng thời gian 20 - 500 năm để phân hủy, điều này tùy thuộc vào cấu trúc và vật liệu. Ngoài ra, tốc độ phân hủy của nhựa còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (mức độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời). Giống như da của chúng ta, khi chất dẻo hấp thụ tia bức xạ cực tím (UV) từ Mặt Trời, chúng có thể phá vỡ các phân tử. Quá trình này là phân hủy quang học và điều này cũng giải thích cho việc các bãi chôn lấp thường phơi rác thải nhựa dưới ánh nắng Mặt Trời để thúc đẩy quá trình phân hủy.
Ví dụ: Túi đựng hàng hóa được làm bằng nhựa sử dụng một lần mất khoảng 02 thập kỷ để phân hủy. Ngược lại, chai nước bằng nhựa PET (Polyethylene terephthalate), một loại nhựa phổ biến, ước tính mất đến 450 năm để có thể phân hủy hoàn toàn.
Tại sao nhựa khó bị phân hủy?
Phân hủy là quá trình các chất liệu hữu cơ như gỗ, giấy hay xác động vật bị phân hủy thành những hợp chất hữu cơ đơn giản hơn. Để phân hủy một vật gì đó, nó thường được chôn lấp trong đất, nơi nhiều loại vi sinh vật có thể phân hủy nó. Các hợp chất hữu cơ bị phân hủy sẽ cung cấp thức ăn cho cây trồng, nuôi sống các sinh vật khác và làm giàu đất.
Mặc dù nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ và được chế biến từ dầu thô trong tự nhiên nhưng nó không phải là một sản phẩm thiên nhiên. Các liên kết Cacbon trong nhựa không giống với các liên kết hóa học trong tự nhiên, điều này khiến việc phá vỡ chúng trở nên khó khăn hơn và phải tốn nhiều năng lượng. Nhựa không phải là một hợp chất hữu cơ. Hầu hết các loại nhựa được sử dụng hiện nay đều được làm từ PET (Polyethylene terephthalate). Gần như không thể phân hủy nhựa PET vì các loại vi khuẩn không thể phân hủy chúng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tia UV từ mặt trời có thể làm nhựa PET phân hủy, nhưng phải mất một khoảng thời gian rất dài.
Hiện nay, nhựa phân hủy sinh học đang được phát triển và hy vọng rằng đây sẽ là một tín hiệu tốt cho môi trường trong tương lai.
Qua bài viết, Nhựa Hà Châu muốn chia sẻ đến quý bạn đọc một số thông tin hữu ích về chai nhựa PET và giải đáp thắc mắc “Chai nhựa PET trung bình mất bao lâu để phân hủy?”.
Thông tin liên hệ
CÔNG TY TNHH SX & TM NHỰA HÀ CHÂU
Địa chỉ: A3/3C Đường Công Nghệ Mới, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Email: nhuahachau@gmail.com
Hotline: 0962650791 Mr. Tính
Website: www.chainhuapet.com
CÔNG TY TNHH SX & TM NHỰA HÀ CHÂU
Địa chỉ: A3/3C Đường Công Nghệ Mới, Ấp 1, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh
Email: nhuahachau@gmail.com
Hotline: 0962650791 Mr. Tính
Website: www.chainhuapet.com
Chia sẻ:
Tin liên quan
- Tìm hiểu về các ký hiệu PET trên chai nhựa (01.10.2024)
- Chai nhựa PET có tái sử dụng được không? (20.09.2024)
- Các tiêu chí khi lựa chọn lựa chọn công ty sản xuất chai nhựa PET đựng dầu ăn? (19.01.2024)
- Nhận sản xuất, thiết kế chai nhựa pet theo yêu cầu với số lượng lớn (16.01.2024)
- Nhựa PET là gì? Tính an toàn của nhựa PET cho sức khoẻ (12.01.2024)
- Chai nhựa Pet là gì? Quy trình sản xuất chai nhựa Pet và Cách phân biệt ký hiệu các loại nhựa (08.01.2024)
- Nên chọn chai nhựa hay chai thuỷ tinh để đựng nước ép, trà sữa (05.01.2024)
- Làng nghề dệt khăn rằn trăm tuổi ở miền Tây (07.12.2022)
- Đề xuất xây 3 trạm dừng trên cao tốc dài nhất miền Tây (07.12.2022)
- Khan hiếm vé máy bay dịp Tết (07.12.2022)